Cách chứng minh hình bình hành – Lý thuyết và bài tập

Hình bình hành là một hình học các bạn được học trong chương trình Toán lớp 8. Để chứng minh một hình là hình bình hành, các bạn phải nắm vững được định nghĩa, tính chất và đặc biệt là dấu hiệu nhận biết hình bình hành. Vậy kiến thức cần nhớ và cách chứng minh hình bình hành là gì?

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Kiến thức cần nhớ về hình bình hành.

– Định nghĩa:

Hình bình hành là một hình tứ giác có hai cặp cạnh đối song song với nhau. Hình bình hành còn được định nghĩa là là hình thang có hai cạnh bên song song.

– Tính chất:

Hình bình hành có ba tính chất quan trọng sau:

  • Có các cạnh đối bằng nhau.
  • Có các góc đối bằng nhau.
  • Có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

– Dấu hiệu nhận biết của hình bình hành:

Gồm 7 dấu hiệu sau:

  • Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
  • Tứ giác có các cặp cạnh đối bằng nhau là HBH.
  • Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là HBH.
  • Tứ giác có các cặp góc đối bằng nhau là HBH.
  • Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là HBH.
  • Hình thang có hai cạnh bên song song là HBH.
  • Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là HBH.
Có thể bạn quan tâm:  Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông đầy đủ nhất

Cách chứng minh hình bình hành.

Để chứng minh một hình là hình bình hành, các bạn dựa vào 7 dấu hiệu nhận biết HBH nêu trên. Nó tương đương với 7 phương pháp chứng minh hình bình hành.

Để nắm vững được các phương pháp này, các bạn cần luyện nhiều bài tập. Hãy tham khảo tài liệu bên dưới để có nhiều bài tập ôn luyện.

Cách chứng minh hình bình hành
Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm:  Thu Hoài

Để lại Lời nhắn