Phân tích đoạn trích “Trao duyên” thú vị nhất định không được bỏ qua

Là một trong những tập thơ nổi tiếng của Nguyễn Du. Truyện kiều đã đem lại những cảm nhận khác nhau cho mỗi người. Một trong số đó phải nhắc đến đoạn trích “Trao duyên”. Hãy cùng giaovienvietnam.com, phân tích đoạn trích “Trao Duyên” ngay nhé!

Phân tích đoạn trích “Trao duyên”

Là Đoạn trích để lại nhiều cảm xúc trong Truyện Kiều. Đoạn trích trao duyên là sự nhờ cậy của Kiều với em của mình. Kiều đã nhờ Thúy Vân trả mối ân tình với Kim Trọng. Người mà Thúy Kiều đã thề non hẹn biển, gắn bó trăm năm. Nhưng chỉ vì món nợ gia đình kiều phải hi sinh tình yêu này.

Mối nhân duyên giữa Thúy Kiều và Kim Trọng tưởng rằng sẽ kết thúc có hậu. Ngờ đâu, tai họa ập xuống nhà Kiều. Của cải bị bọn quan lại vét sạch. Cha và em trai bị bắt. Muốn chuộc cha phải đút lót ba trăm lạng bạc. Là chị cả trong gia đình, Thúy Kiều phải hi sinh bán mình để có tiền chuộc cha. Nhưng mối tình thề ước với Kim Trọng, nàng phải tính sao?. Chính sự khó xử này, Kiều đã có cuộc trò chuyện với Thúy Vân.

“Cậy em, em có chịu lời…

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.

Bằng cách sử dụng từ “cậy”, cử chỉ “lạy”. Đại thi hào Nguyễn Du đã thể hiện sự khẩn thiết, mong mỏi mà Thúy Kiều muốn gửi đến Thúy Vân. Chỉ vì mối tình với chàng kim sâu nặng, trong nước mắt Kiều đã tâm sự cùng em của mình.

Có thể bạn quan tâm:  Cảm nhận 14 câu thơ giữa đoạn trích Trao Duyên

“Kể từ khi gặp chàng Kim…

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Câu chuyện vô cùng đau xót khi Kiều phải đứng giữa hiếu – tình. Hai giá trị tinh thần không thể so sánh được. Từ đây, Nguyễn Du cũng muốn đay nghiến xã hội lúc bấy giờ. Khi bắt con người chọn lựa những thứ không thể chọn. Chính vì thế, khi quyết tâm hi sinh tình yêu để tròn đạo hiếu. Nàng Kiều coi như không tồn tại trên thế gian nữa. Mỗi lời nàng nói với em gái không còn là lời tâm sự tỉ tê mà là sự đau đớn, nát tan trong cõi lòng.

Tham khảo thêm bài viết phân tích Trao duyên chuyện “Nàng Kiều lỡ bước”.

Nỗi lòng nàng Kiều khi trao duyên Thúy Vân qua đoạn trích “Trao duyên”

“Ngày xuân em hãy còn dài…

Duyên này thì giữ, vật này của chung”

Dù cả hai đang tuổi xuân xanh, nhưng cách nói của Thúy Kiều “Ngày xuân em hãy còn dài”. Một câu nói chất chứa bao nhiêu nỗi xót xa. Nàng mong rằng, dù tan vỡ mối tình với Kiều thì Kim Trọng vẫn hạnh phúc bên Thúy Vân. Chỉ qua câu thơ thôi, Nguyễn Du đã  thể hiện Thúy Kiều là một cô gái hi sinh và luôn nghĩ cho người khác.

“Mai sau dù có bao giờ…

Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”.

Nhưng câu thơ chất chứa sự đau đớn tột cùng. Nàng dặn dò em phải giữ kỷ vật tình yêu và giữ luôn linh hồn đau khổ của nàng trên cuộc đời cay đắng này.

Có thể bạn quan tâm:  Nhân vật Ngô Tử Văn –Anh hùng đốt đền diệt tà ma

Nghĩ đến cuộc sống sắp tới, nàng chỉ cảm thấy bẻ bàng, tủi nhục  và trách mình chỉ là “hoa trôi”. Còn với người yêu, Kiều cảm thấy mặc cảm vì “phụ tình”.  Nỗi đau ấy khiến nàng kêu thương thấu trời:

“Ôi Kim lang, hỡi Kim lang

Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Dù chỉ là một đoạn trích trong “Truyện Kiều”. Nhưng “Trao duyên” đã  thể hiện sự tài tình, độc đáo và sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Du. Ông đã miêu tả tâm lí của nhân vật vô cùng chân thực. Những diễn biến tâm lí của nhân vật qua từng câu thơ khiến người đọc như đang chứng kiến thật.

Chỉ qua đoạn trích Trao duyên thôi. Có lẽ mỗi chúng ta cũng đã cảm nhận được Thúy Kiều là một cô gái vô cùng tình cảm và đức hi sinh lớn lao. Mong rằng, với nội dung phân tích đoạn trích trao duyên trên đây. Các em rút ra cho mình những ý văn hay nhất cho bài viết của mình. Chúc các em thành công!

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn