Phân tích Tự Tình 2 – Bài thơ làm nên tên tuổi nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương có rất nhiều bài thơ thể hiện sự thương xót, cảm thông cho số phận người phụ nữ. Tự tình 2 là một trong ba bài thơ trong chùm thơ Tự tình của bà. Phân tích Tự Tình 2 chúng ta sẽ hiểu được khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.

Phân tích Tự Tình 2 – Tiếng lòng của người phụ nữ ngày xưa

Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đồng thời nói lên tâm trạng buồn tủi và khát vọng hạnh phúc của nhà thơ. 

Hai câu đề chính là nỗi niềm tủi hổ, đắng cay chua xót của kẻ hồng nhan bạc phận. Với âm thanh tiếng trống vọng về khiến tủi càng thêm tủi, cô đơn lạnh lẽo. Tiếng trống canh dồn gợi lên bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. 

Hai câu tả thực, tác giả như muốn mượn rượu giải sầu, quên đi nỗi buồn, sự cô đơn. Nhưng vì nỗi sầu quá lớn nên dù là rượu cũng không thể nào hóa giải được. Bởi tuổi xuân sắp trôi qua, đã gần xế bóng nhưng tình yêu, hạnh phúc vẫn chưa trọn vẹn.

Tham khảo thêm bài viết cảm nhận bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. 

Bế tắc trong sự tuyệt vọng

Nhà thơ một lần nữa khẳng định sự nổi loạn với bút pháp tả cảnh ngụ tình ở hai câu luận. Thái độ phản kháng dữ dội với cuộc đời, số phận, xã hội đồng thời thể hiện bản lĩnh của mình. 

Có thể bạn quan tâm:  Bài văn phân tích cảnh đợi tàu trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam

Thân phận gói gọn lại trong hai câu kết. Mỗi chữ trong câu cuối đều nói về sự sẻ chia không trọn vẹn, chua chát của sự bế tắc tuyệt vọng. Vì mùa xuân của tuổi trẻ luôn trôi đi trong sự chán chường và vô tình của thời gian. 

Hồ Xuân Hương đã vận dụng sáng tạo thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật với ngôn ngữ tiếng Việt. Nhưng không vì thế mà làm mất đi giá trị của thể thơ mà còn tạo nét gần gũi, thân thuộc. Tự Tình 2 là một bài thơ hay, dễ tạo được sự cảm thông từ phía độc giả. 

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn