Tả loài cây em yêu – gợi ý làm văn hay

Cuộc sống của chúng ta hằng ngày rất gần gũi với thiên nhiên. Chính vì vậy tả loài cây em yêu là dạng văn giúp học sinh phát huy được khả năng tự quan sát và tìm hiểu thực tế. Dưới đây là dàn ý chi tiết và những mẹo nhỏ khi làm bài.

Những mẹo nhỏ

  • Xác định đúng và rõ yêu cầu của đề
  • Khi viết chú ý cách dùng từ, câu văn trôi chảy, mạch lạc
  • Đưa thêm cảm xúc vào viết để thêm ấn tướng và tình cảm.
  • Vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, giàu cảm xúc để bài văn sinh động

Dàn ý chi tiết tả loài cây em yêu

Mở bài:

  • Dẫn dắt vấn đề, nói sơ qua về loài cây em yêu (ví dụ: cây hoa hồng)
  • Lý do thích loài cây này

Thân bài:

  • Miêu tả những điểm điểm nổi bật:
  • Rễ cây: không to lắm, bám sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng nuôi cây
  • Thân cây màu gì? (xanh thẫm, nhỏ nhắn,…)
  • Cành: từ thân lên tỏa ra những nhánh nho nhỏ, nhiều cành,…
  • Nụ hoa: màu gì?
  • Khi hoa nở: nhiều màu khác nhau, e ấp trước gió
  • Lá hoa: không to lắm, hình răng cưa.
  • Nhụy hoa: lấp ló trong những cánh hoa, mời gọi những chú ong tới hút mật.
  • Thời gian hoa nở: trong bao lâu? Có nhanh tàn không?
  • Nói thêm về một vài kỉ niệm: được ai tặng? Hoặc mua ở đâu?
  • Ý nghĩa: tượng trưng cho tình yêu và người con gái.

=> Tham khảo các bài văn miêu tả gần gũi, thường xuyên xuất hiện trong các đề thi. Cụ thể: tả con gà trống, tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích

Kết bài:

Tóm tắt lại vấn đề, nói lên tình cảm của em dành cho chúng.

Với những mẹo nhỏ và dàn ý chi tiết về bài văn tả loài cây em yêu ở trên. Hy vọng sẽ là những gợi ý bổ ích giúp các bé hoàn thành tốt bài tập của mình.

Có thể bạn quan tâm:  Kể chuyện tưởng tượng hay - Cách viết bài văn mẫu hấp dẫn

Bài văn mẫu 1

Trong các loài cây, loài cây em yêu chính là cây hoa hồng.
Cây hoa hồng cao chừng 1 mét. Hoa hồng không mọc riêng lẻ từng cây mà mọc thành từng cụm, từng khóm một.
Thân của cây hoa hồng nhỏ nhắn nhưng lại rất cứng cáp và dai. Trên thân mọc ra rất nhiều cành. Điểm đặc biệt ở cây hoa hồng là trên cành và thân mọc rất nhiều gai. Đó như là một vũ khí phòng thân của cây vậy.
Cây hoa hồng có rất nhiều lá. Lá cây thì có lá màu xanh sẫm, có lá màu xanh nhạt. Nhưng chúng có hình dạng giống nhau. Mỗi chiếc lá đều có gân nổi lên rất rõ. Và phần rìa của lá thì giống như lưỡi cưa vậy. Khi cầm vào mép lá thì em thấy hơi ráp nhưng không hề đau. Chỉ khi chạm vào những chiếc gai trên thân em mới thấy đau thôi.
Nổi bật ở cây hoa hồng chính là hoa của nó. Khi mới nhú, nó chỉ là một cái nụ hoa bao quanh là màu xanh nhợt, chỉ có đỉnh phía trên là có màu đỏ thôi. Phần màu đỏ ấy chính là những cánh hoa đang cuộn mình vào trong và chỉ chờ đến ngày được vươn ra ngoài. Rồi từng ngày những cánh hoa ấy lớn lên và nở to ra thành bông hoa hồng rực rỡ. Những cánh hoa ấy rất mềm và mịn. Bông hoa có màu đỏ với rất nhiều cánh hoa. Những cánh hoa được xếp thành tầng, mọc so le nhau bao bọc lấy nhị hoa. Nhị hoa nhỏ và có màu vàng nó thu hút rất nhiều ong, bướm đến hút mật.
Cây hoa hồng thì chỉ có một dáng vẻ, màu sắc. Nhưng hoa của nó thì lại có rất nhiều loại với các màu sắc khác nhau. Cây hoa hồng đỏ trông thật trang trọng, cao sang, quý phái và vô cùng quyến rũ. Bên cạnh đó còn có bông hồng trắng. Trông từng cánh hoa màu trắng em thấy được sự tinh khiết, trong trắng. Những bông hoa màu hồng phấn thì lại mang một nét trang nhã, dịu nhẹ. Khi nhắc đến hoa hồng một màu sắc nữa mà chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là màu vàng. Màu vàng đó trông thật tươi mới nhưng nó cũng tượng trưng cho sự kiêu sa.
Ngoài ra, em còn được thấy nhiều bông hoa màu khác ở trên internet như màu xanh dương, màu tím…
Hoa hồng có một mùi hương dịu nhẹ rất đặc trưng. Vì em rất yêu cây hoa hồng nên vào dịp mùng 8/3 hay 20/10 em đều mua hoa hồng để tặng cho mẹ, cô giáo và bạn em.
Sắp tới em sẽ xin mẹ cho em trồng cây hoa hồng để em được chăm sóc và ngắm nhìn chúng mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm:  Tả cảnh mùa hè trên quê hương em

Bài văn mẫu 2

Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê xung quanh toàn là đất đai và cây cối. Và hẳn ở miền quê nào cũng có những loại cây quen thuộc. Và một trong số đó em thích nhất là cây chuối.
Trong vườn nhà em mẹ em trồng phải đến hơn 10 cụm chuối khác nhau với 2 giống chủ yếu là giống chuối tây và chuối ngô. Cây chuối tây thì cao hơn và thân to hơn cây chuối ngô. Nhưng thân của chúng đều tròn và bóng bẩy. Thân cây thì có màu xanh. Cây chuối trưởng thành phải cao khoảng tầm 2 mét. Không giống với các loại thân gỗ, thân của chuối có rất nhiều nước. Vì thế mỗi khi cây chuối ra quả và mẹ em chặt buồng về rồi thì thân cây ấy lại được mẹ thái ra trở thành một món ăn ngon cho lợn, gà. Khi mà cây còn non thì phần búp của thân được mọi người mang về rửa sạch. Sau đó thái từng lát mỏng và nhỏ để trộn chung với rau sống ăn với nước bún, miến, phở.
Cây chuối thì không sống một mình cô đơn mà nó sống với một đại gia đình. Có cây già, cây trưởng thành và cây non.
Các loại cây khác thì hết phần thân cây thì đến cành cây, hết cành cây rồi mới đến ngọn cây. Nhưng ở cây chuối lại khác. Thân cây nối liền với lá. Và ở chỗ nối liền đó thường có phấn màu trắng.
Lá của cây chuối to lắm. Nó thường có kích cỡ tương đương với người em. Tuy nhiên cũng có lá bé hơn, có lá to hơn. Lá chuối khi còn non nó có màu xanh nhạt mà mọi người thường gọi đó là màu xanh nõn chuối. Những chiếc lá non ấy cuộn tròn lại, nằm ở giữa các lá già hơn và đứng thẳng hướng lên trời. Còn những lá già thường có màu xanh sẫm, giòn và cứng hơn lá non. Lá chuối thì có hình giống như mặt cắt của một chiếc thuyền vậy. Ở giữa lá chuối chính là xương sống của lá. Và phần xương này màu thường nhạt hơn màu lá.
Trên lá có những đường gân. Gân của lá chuối rất đặc biệt. Các cái gân ấy mọc song song với nhau từ đầu lá đến cuối của lá. Và khi lá chuối đã già thường lá sẽ bị rách theo chiều của gân lá.
Lá chuối to như thế nên cả khu vườn nhà em được che nắng bởi những chiếc lá ấy. Em còn nhớ khi em còn nhỏ, lúc trời mưa em và đám bạn thường lấy lá chuối để che mưa.
Và một phần nữa chính là hoa chuối. Nó có màu tím biếc và trông như những ngọn đuốc sáng lấp lánh. Hoa chuối theo thời gian trở thành buồng chuối. Mỗi buồng chuối có rất nhiều nải và mỗi nải lại có nhiều quả. Quả chuối khi xanh thì cứng và có màu xanh đậm. Khi chín thì chuối có màu vàng ươm và mềm hơn.
Vào mỗi dịp mùng 1, rằm hay lễ tết bố mẹ em thường cắt chuối thành nải để thắp hương. Đó chính là điều ý nghĩa nhất mà cây chuối mang lại cho gia đình em.

Có thể bạn quan tâm:  Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em (5 mẫu)

Tải tài liệu miễn phí tại đây

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn