Dàn ý thuyết minh về con trâu

Dàn ý thuyết minh về con trâu – Dàn ý văn mẫu lớp 5 hay nhất

Mở bài:

Trong đời sống của người nông dân Việt Nam, hình ảnh con trâu đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Bởi lẽ, nó như người bạn tri kỉ gắn bó thân thiết với người nông dân từ bao đời nay. Trâu mang lại nhiều giá trị với người nông dân. Chúng được xem như biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Thân bài:

  • Nguồn gốc:

+) Con trâu là loài động vật thuộc họ trâu bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, là lớp thú có vú, bộ Guốc chẵn.

+) Trâu Việt Nam được biết đến là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy, thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Con trâu được người dân thuần chủng trở thành vật nuôi hữu ích như ngày nay.

  • Đặc điểm:

+) Con trâu có thân hình thấp ngắn nhưng khỏe khoắn, chắc nịch. Thân khoác bộ lông ngắn màu xám hoặc xám đen.

+) Đầu trâu to, gắn hai con mắt rất sáng. Thêm vào đó là hai chiếc sừng to, cứng cong và dài giống như hình lưỡi liềm.

Có thể bạn quan tâm:  Đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 2 học kì 1 chỉnh sửa, bổ sung theo Thông tư 22

+) Da trâu rất dày, cứng cáp. Tiếp đó là phần bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ.

+) Cuối thân trâu, có một chiếc đuôi dài, cong, có túm lông đằng sau phe phẩy. Trông hệt như chiếc quạt.

+) Đặc biệt, trâu có 4 chân to khỏe, gân guốc và rất thẳng.

  • Tập tính:

+) Trâu thường sống theo bầy đàn, con đực to lớn nhất làm trâu đầu đàn, các con khác nghe theo.

+) Trâu là động vật nhai lại thức ăn. Vì cỏ rất cứng và khô mà trâu không thể tiêu hóa nhanh được nên chúng phải nhai đi nhai lại để nghiền nát thức ăn cho vào ruột.

+) Chúng thích sống ở những nơi đầm lầy, ao bùn.

+) Trâu đẻ con, lứa đầu thường là lúc trâu được 3 tuổi. Đời trâu cái sinh từ 5-6 con nghé, trung

bình nghé con nặng từ 22-25kg.

  • Chủng loại:

Trâu được phân loại theo giống: giống đực và giống cái.

+) Trung bình trâu cái có cân nặng từ 350-400kg tầm vóc từ vừa đến lớn, linh hoạt, hiền lành.

+) Trâu đực nặng khoảng 400-450kg, tầm vóc lớn, cân đối, dài, có tính khí hăng hái nhưng hiền lành.

  • Lợi ích:

+) Trâu mang lại giá trị kinh tế cao. Trâu là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng dinh dưỡng cao, ít chất béo. Da trâu được dùng làm mặt trống, đồ thời trang… Sừng trâu dùng làm đồ mỹ nghệ như lược…và được dùng để trang trí nhà cửa.

+) Ngày trước, trâu cung cấp chủ yếu sức kéo cho con người.

  • Ý nghĩa:

Trâu là con vật gắn liền với tuổi tác của người nông dân, con vật linh thiêng để tế lễ thần linh. Trâu đi vào ca dạo, tục ngữ, trở thành biểu tượng của nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Tạo nên những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam các phong tục, lễ hội.

Có thể bạn quan tâm:  Bài văn tả cảnh - Tuyển chọn văn mẫu đặc sắc nhất

Kết bài:

Từ lâu, trâu trở thành biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần của người dân Việt Nam. Hình ảnh con trâu đã mang tầm vóc quốc tế, biểu tượng của hoạt động văn hóa thể thao vùng Đông Nam Á. Là niềm tự hào của đất nước Việt Nam đối với bạn bè thế giới. Bởi lẽ đó, em rất yêu thích những chú trâu.

Dàn ý thuyết minh về con trâu – Dàn ý chọn lọc hay nhất

Mở bài:

Nhắc đến nền văn minh lúa nước ở Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói
chung không thể không nhắc đến hình ảnh con trâu. Nó là con vật gắn liền với người
nông dân. Trâu là con vật thiêng liêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lễ cơm mới, lễ
xuống đồng theo phong tục xưa.

Thân bài:

* Nguồn gốc

  • Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng hay còn gọi là trâu nước. Trâu rừng là tổ tiên
    của các loài trâu nhà, sống ở vùng Đông Nam Á, nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
    thấp.
  • Hiện nay trâu này còn tồn tại ở 1 số tỉnh Miền Trung nước ta.

    * Phân loại

  • Trâu có 2 giống là giống đực và giống cái. Hai giống này có đặc tính giống nhau nhưng
    về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút. Trâu đực thường to hơn trâu cái.
  • Trung bình một con trâu trưởng thành nặng từ 250-350kg tùy thuộc vào giới tính và sức
    khỏe. Đặc tính chung của chúng là hiền lành, thân thiện nên chúng được nuôi ở nhiều
    tỉnh thành trong cả nước.

    * Đặc điểm

  • Đầu trâu đực thì dài, to vừa phải còn đầu trâu cái thanh. Trán rộng, phẳng nhưng hơi gồ.
  • Da mặt rất khô nổi rõ cả những mạch máu.
  • Mắt trâu to tròn, đen láy.
  • Miệng trâu rộng, răng đều khít không sứt mẻ.
  • Trâu có tai nhỏ, có một lớp lông mềm bảo vệ khỏi côn trùng chui vào.
  • Trâu có thân hình khỏe khoắn. Vai vạm vỡ khỏe mạnh, lưng dốc về phía sau. Bụng to
    tròn mông nở rộng.
  • Phần cổ có vạch loáng cắt ngang phía dưới cổ họng.
  • Bốn chiếc chân châu to như những chiếc cột đình.
Có thể bạn quan tâm:  Tả người lao động đang làm việc - Bài văn tả người lao động đang làm việc lớp 5 hay nhất

* Giá trị

  • Giá trị ử dụng: Trâu được nuôi ở Việt Nam chủ yếu làm sức kéo, sức cày nhưng ngày nay
    được dùng để lấy thịt. Ngoài ra các bộ phận như da, sừng được dùng làm đồ mỹ nghệ,
    thời trang.
  • Giá trị tinh thần: Trâu là người bạn gần gũi của người nông dân, cùng đồng hành trải qua
    những ngày mưa ngày nắng vất vả. Và một nét đẹp không thể thiếu đó là lễ hội chọi
    trâu ở Đồ Sơn-Hải Phòng. Con trâu trở thành biểu tượng của thế vận hội Seagame Việt
    Nam lần thứ 21.

Kết bài:

Giờ đây tuy các loại máy móc xuất hiện thay thế vai trò của con trâu, nhưng nó vẫn luôn
gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam. Trâu mang bản sắc của dân tộc, là niềm tự hào
của nhân dân ta. Dù năm tháng trôi qua nhưng hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau
vẫn in đậm dấu ấn trong cuộc sống của người nông dân Việt Nam.

Xem thêm bài văn tả con mèo lớp 4 hay nhất.

Để lại Lời nhắn