Hãy trình bày về nước Mĩ và nước Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ hai

Từ những dữ liệu trong bảng dưới đây, hãy trình bày về nước Mĩ và nước Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì sao Mĩ và Nhật Bản vốn là kẻ thù của nhau trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng ngay sau đó lại trở thành đồng minh của nhau ?

Thời gianNội dung
15 – 8 – 1945Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, kinh tế bị tàn phá rất nặng nề
12 – 3 – 1947Học thuyết Tơruman ra đời
1950 – 1951Kinh tế Nhật Bản đã được khôi phục, đạt mức trước Chiến tranh
1960 – 1969Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đạt 10,8%/năm
Từ đầu những năm 70Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới
1972Tổng thống Mĩ Níchxơn thăm Trung Quốc và Liên Xô
1973Hiệp định Pari về ViệtNamđược kí kết

(Nguồn: Lịch sử 12, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2014)

Hướng dẫn trả lời

1. Từ những dữ liệu trong bảng, ta có thể trình bày:

a) Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973.

Tháng 3 – 1947, Tổng thống H. Truman đã công khai nêu lên “Sứ mệnh lãnh đạo thế giới chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản”.Đó chính là Chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Chiến lược này được triển khai qua nhiều học thuyết… nhằm thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu: … tiến tới xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội; …đàn áp phong trào giải phóng dân tộc…; khống chế chi phối các nước tư bản đồng minh.

Có thể bạn quan tâm:  Nêu những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

Để thực hiện các mục tiêu chiến lược trên đây, chính sách cơ bản của Mĩ là dựa vào sức mạnh, trước hết là sức mạnh quân sự và kinh tế.Mĩ đã khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh… Mĩ trực tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc chiến tranh và bạo loạn, lật đổ ở nhiều nơi trên thế giới…

Tháng 2 năm 1972, tổng thống Mĩ R. Nichxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra 1 thời kì mới trong quan hệ giữa 2 nước. Tháng 5 năm 1972, R. Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện sách lược hòa hoãn với 2 nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng…

Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ …buộc chính quyền Mĩ phải có những nhượng bộ có lợi cho quần chúng. Trước thắng lợi của nhân dân Việt Nam và chịu sức ép của phong trào phản chiến ở Mĩ, chính quyền Ních Xơn phải kí Hiệp định Pari (1973) chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và rút hết quân về nước.

b) Kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973.

Nhật Bản là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chịu nhiệu tổn thất nặng nề…

Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh thực hiện ba cải cách lớn…Dựa vào sự nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ, đến khoảng năm 1950 – 1951, Nhật Bản đã khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh, nhưng phụ thuộc vào Mĩ

Có thể bạn quan tâm:  Ký kết hiệp định Pari -1973 nguyên nhân và nghĩa

Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế phát triển nhanh “thần kì”. Tốc độ tăng trường từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%/năm…Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản.

Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới (cũng với Mĩ và Tây Âu).

Nguyên nhân phát triển là: 1. Con người được coi là vốn quý nhất…; 2. Vai trò lãnh đạo, quản lý…; 3. Các công ti Nhật Bản năng động… ; 4. Áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật…; 5. Chi phỉ cho quốc phòng thấp… ; 6. Tận dụng hết các yếu tố bên ngoài …

Tuy nhiên, kinh tế Nhật Bản vẫn có những hạn chế và gặp phải nhiều khó khăn: 1. Phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu…; 2. Cơ cấu vùng và ngành kinh tế thiếu cân đối…; 3. Mĩ, Tây Âu,… cạnh tranh.

2. Mĩ và Nhật Bản vốn là kẻ thù của nhau trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhưng ngay sau đó lại trở thành đồng minh của nhau vì: cùng chung con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Mĩ muốn lập căn cứ quân sự ở Nhật đế chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. Nhật muốn dựa vào viện trợ của Mĩ để hồi phục và phát triển kinh tế.

Để lại Lời nhắn