Nhàn – một nhan đề vô cùng ngắn gọn, nhưng lại vô cùng đặc biệt. Chỉ với 1 từ “nhàn” duy nhất đã nói lên tất cả những gì mà thơ muốn gửi gắm. Để giúp học sinh làm văn hiệu quả, Giaovienvietnam.com gửi tới các em văn mẫu phân tích bài thơ “Nhàn” hay, chi tiết nhất.
Mẫu phân tích bài thơ “Nhàn”
Nhắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm người ta nhớ đến cái danh Trạng Trình, một người học rộng, tài cao. Là một nhà thơ lớn của Việt Nam ở thế kỷ XVI và làm quan dưới triều Mạc. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Bạch vân quốc ngữ thi tập, Bạch vân am thi tập,… không chỉ nổi tiếng về các tập thơ mà cả về nhân các sống cao đẹp của một nho sĩ.
“Nhàn” là một trong những bài thơ Nôm trong cuốn Bạch Vân Quốc Ngữ Thi Tập. Bài thơ này được viết khi tác giả cáo quan về quê ở ẩn, sống an lạc. Nhàn – một nhan đề vô cùng ngắn gọn, nhưng lại vô cùng đặc biệt. Chỉ với một từ “nhàn” duy nhất đã nói lên tất cả những gì mà nhà thơ muốn gửi gắm. Cũng qua tiêu đề này phần nào đọc giả dễ dàng cảm nhận được cốt lõi bài thơ.
Phân tích bài thơ “Nhàn”- Cuộc sống giản dị thanh cao của tác giả
Với 2 câu thơ đầu, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa ra những ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Gắn liền cuộc sống của người nông dân:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Cuốc, mai là những vật dụng vô cùng gắn liền với người nông dân khi làm đồng. Sống gắn bó với những thứ mộc mạc, gần gũi, đơn giản như những thường dân. Đó là cuộc sống vô cùng yên tĩnh, bình yên chứ không xô bồ, hào nhoáng như chốn kinh thành. Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn mượn những công việc đồng áng của nghề nông để thấy được rằng: “Dù công việc có mệt mỏi tay chân nhưng lại vô cùng thanh thản tâm hồn. Ung dung, tự tại “mặc kệ” cuộc sống nhộn nhịp, bon chen chốn quan trường.
Điệp từ “một” là một mình, cho thấy cảnh tượng thanh tịnh, bình yên nơi quê nhà. Và từ “thơ thẩn” là chậm rãi, ung dung không cần vội vã, chen lấn. Ẩn sĩ tự do hưởng thụ thú vui tao nhã “câu cá” để tận hưởng sự yên bình làng quê”. Nơi kinh thành kia làm sao có được những ngày “thơ thẩn” xách cuốc, vác cần đi câu cá. Nơi đó ai nấy đều phải mưu này kế nọ để bon chen với cuộc sống thường ngày. Một cuộc sống an nhàn, thảnh thơi là mơ ước của bao người mà chẳng phải ai cũng làm được. Chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm mới dám từ bỏ chốn xa hoa để về làm một lão nông bình dị.
Phân tích bài thơ “Nhàn”-Tác giả mỉa mai lối sống xa hoa phù phiếm của người đời
Và hình ảnh dản dị, cốt cách thanh cao còn được khắc họa rõ nét hơn qua hai câu thơ:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
Một sự khéo léo khi dùng từ đối “dại” – “khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao” để lột tả phong cách sống. Một quan điểm sống có thể là vô cùng khác người. Tác giả đã nói ta dại ta về vùng quê vắng vẻ để sống tự do, tự tại. Còn người khôn người đến chốn kinh thành náo nhiệt. Xưng “ta” với “người” làm toát lên vẻ cao ngạo, ngạo nghễ của một ẩn sĩ. Đồng thời mỉa mai thói người đời trong xã hội xấu tệ để bọn chen với danh lợi.
Bên cạnh đó, ta cũng thấy được cuộc sống của những nho sĩ ngày xưa. Họ luôn coi trọng thanh danh và sự trong sạch hơn địa vị xa hoa, phù phiếm mà đánh mất nhân cách. Đó là tuyên ngôn về phương châm sống của những bậc cao nhân khác với kẻ tầm thường. Mặc cho người đời chê cười “dại” mà rời bỏ chức tước về làm thường dân bần hàn. Nơi những người “khôn” đang ngày đêm phải tìm đủ mọi cách giữ gìn, nâng hạng địa vị. Nhưng ông thấy hài lòng, thoải mái với cuộc sống êm đềm, dân dã này. “Ta dại” nhưng giữ được tâm trong sạch, thanh cao không để những xa hoa phù phiếm làm ô uế. Đó mới đích thực là ý nghĩa của cuộc sống.
Đọc thêm bài viết: Phân tích bài thơ “Từ ấy” lý tưởng sống cao đẹp giữa đời!
Phân tích bài thơ “Nhàn”- Sống ẩn dật yên bình gần gũi với thiên nhiên
Ngoài việc thể hiện quan điểm của chính mình. Tác giả cũng ít phần “khoe” với người đời về cuộc sống giản dị, nhàn hạ của mình:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Cuộc sống quanh năm của ông gắn liền với thiên nhiên từ việc ăn, uống đến tắm rửa. Không cần sơn hào hải vị cao sang quyền quý. Mà từ những món ăn đạm bạc, bình dân “măng trúc”, “giá” lại trở nên gần gũi, giản dị. Mỗi ngày, mỗi mùa đều có những món ăn khác nhau mang đậm vị quê hương. “Tắm hồ sen”, “tắm ao”, tự do thả mình vào thiên nhiên mát lạnh làm bao người thèm muốn. Một cuộc sống thanh thản, an lòng với nghèo khó và chan hòa với thiên nhiên cây cỏ. Hạnh phúc nào bằng được tự do, sống và làm điều mình thích.
Phân tích bài thơ “Nhàn”- Quan điểm sống đáng ngưỡng mộ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đặc biệt cuộc sống nhàn hạ ấy không thể thiếu được rượu.
“Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao”
Ung dung nhắp ngụm rượu thấy đời yên bình và cảm nhận vinh hoa phú quý chỉ như giấc mơ. Con người đặt ra phạm trù ý nghĩa cuộc sống là có địa vị và quyền lực. Còn với nho sĩ, sống là thà từ bỏ những hào nhoáng để giữ nhân phẩm, cốt cách thanh cao. Không tham lam, đố kỵ bon che với đời. Đó là lối sống vượt qua giới hạn tầm thường của người đời.
Phân tích bài thơ “Nhàn” – Bức tranh làng quê êm đềm, người nông dân chất phác
Bài thơ “ Nhàn” đã vẽ nên một cuộc sống tự do với những thú vui lao động như bao người nông dân khác. Đồng thời, chính cuộc sống giản dị và thanh cao này đã thể hiện quan điểm của những nho gia ngày xưa. Bài thơ làm cho ta thấy ngưỡng mộ, thán phục cách sống của nhà thơ Nguyễn BỈnh Khiêm. Một phẩm chất cao quý, cốt cách thanh cao của một nho sĩ tài cao đức trọng.
Với 2 câu thơ đầu, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa ra những ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Gắn liền cuộc sống của người nông dân:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Cuốc, mai là những vật dụng vô cùng gắn liền với người nông dân khi làm đồng. Với cuộc sống vô cùng yên tĩnh, bình yên chứ không xô bồ, hào nhoáng như chốn kinh thành. Nguyễn Bỉnh Khiêm muốn mượn những công việc đồng áng của nghề nông để thấy được rằng: “Dù công việc có mệt mỏi tay chân nhưng lại vô cùng thanh thản tâm hồn. Có thể tận hưởng thú vui tao nhã “câu cá” để tận hưởng sự yên bình làng quê”.
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
Một quan điểm sống có thể là vô cùng khác người. Tác giả đã nói ta dại ta về vùng quê vắng vẻ để sống. Còn người khôn người đến chốn kinh thành náo nhiệt. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được cuộc sống của nhưng nho sĩ ngày xưa. Họ luôn coi trọng thanh danh và sự trong sạch hơn địa vị xa hoa, phù phiếm mà đánh mất nhân cách.
Để bài phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm một cách hay nhất. Ngoài tham khảo bài viết trên. Các em có thể tìm hiểu bài soạn hoặc cách lập dàn ý bài này để nắm rõ và làm bài tốt.
Hoài Thương ST