Phân tích “Trao duyên” của Nguyễn Du

“Trao duyên” là một trong những trích đoạn được đánh giá cao nhất của “Truyện Kiều”. Để phân tích “Trao duyên”, quan trọng nhất là nắm được diễn biến tâm lý, cảm xúc của nàng Kiều.

Nỗi đau xót xa của nàng Kiều

“Trao duyên” là nỗi lòng đau đớn của Kiều khi phản bán mình, nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng. Ngay từ cái tên đoạn trích đã nói lên sự tréo ngoe, dằn vặt trong tâm trạng của Kiều. Cái “duyên” quý biết bao nhiêu mà đành phải “trao”, phải nhờ, phải “cậy” cho người khác. Cùng với hành động “lạy” của Kiều càng khiến người đọc cảm nhận được nỗi lòng ai oán, xót xa.

Trước khi phân tích đoạn trích, cần phải xác định rõ bối cảnh và mạch truyện của bài “Trao duyên”. Nó diễn ra ngay sau khi gia đình Kiều gặp biến cố, cha và em bị bắt. Khi xảy ra “sóng gió bất kỳ”, thân là chị cả, Kiều đành hy sinh để cứu cha và em. Chữ “hiếu” và chữ “tình” tuy khó phân định, nhưng Kiều vẫn giữ trọn đạo hiếu với cha mình. Nàng đau xót kể lại từng kỉ niệm với Kim Trọng, những mong Vân hiểu và chấp thuận ý nguyện của mình.

=> Tham khảo thêm bài viết phân tích Vội vàng

Phân tích Trao duyên: Thúy Kiều “nhường” Kim Trọng cho em mình!

“Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”.

Với Thúy Kiều, đó là tình nghĩa, còn bây giờ với Thúy Vân, đó gần như là trách nhiệm. Vân phải thay Kiều trả cái tình đó cho Kim Trọng, cùng chàng se duyên và gánh vác gia đình. Tất cả những kỉ vật thiêng liêng “chiếc vành”, “tờ mây”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền”… Kiều đều phó thác cho em. Nhưng dù đã trao lại cho em mối duyên này, Kiều cũng chẳng thể nào quên được người yêu. Mối tình đó, nàng nguyện khắc cốt ghi tâm mãi mãi.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích cảnh ngày hè - Tổng hợp văn mẫu đặc sắc

         Sự đâu sóng gió bất kỳ,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Đoạn thơ tiếp nói đến tai họa bất ngờ đến với gia đình của nàng Kiều. Cũng vì vậy mà phận làm chị Kiều phải đứng ra gánh vác trách nhiệm cho cả nhà. Để rồi giữa bên hiếu bên tình buộc nàng phải lựa chọn. Kiều đành chấp nhận rời xa và giao lại mối tình dang dở với chàng Kim cho em gái. Nàng rất thận trọng trong từng lời nói khi trao duyên lại cho em. Cách nói rất nhún nhường và vô cùng trân trọng vì Kiều hiểu rõ sự thiệt thòi của Thúy Vân. Bởi cô chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Tình yêu đôi lứa đành bỏ lại phía sau. Chữ Hiếu nặng hơn cả chữ tình. 

       Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Kiều đã ra những lý lẽ rất chân thật và thuyết phục về tương lai về tình chị em. Hơn nữa nàng tưởng tượng và nói đến cái chết của mình để gợi sự thương cảm ở Thúy Vân. Qua đây cho ta thấy một nàng Kiều  người sắc sảo, tinh tế,  luôn thấu tình đạt lý. Một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa và giàu đức hy sinh vì tình yêu, gia đình.

        Chiếc thoa với bức tờ mây

  Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Sau những lời nhờ cậy và phó thác mối duyên của mình là trao lại cho em những kỷ vật. Và những món đồ đó đều rất thiêng liêng quan trọng đối với Thúy Kiều và Kim Trọng. “Chiếc thoa” “bức tờ mây” đã gắn bó và chứng minh cho tình yêu của hai người. Nhưng giờ đây chúng là “của chung”. Đó là một sự giằng xé trong tâm can của Thúy Kiều khi không nỡ rời xa những kỷ vật. 

Có thể bạn quan tâm:  Nhân vật Ngô Tử Văn –Anh hùng đốt đền diệt tà ma

        Mai sau dù có bao giờ, 

  Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.

  ….

        Dạ đài cách mặt khuất lời, 

  Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Là những lời dặn dò của Thúy Kiều dành cho em gái nếu nàng mất đi. Những từ ngữ mang tính giả định như “mai này, dù có” thấm đẫm sự xót xa, oan trái. Đó là cảnh ngộ của Kiều trong tương lai một cuộc sống cõi âm, đầy thần linh, ma mị. Nàng luôn cố ra là người mạnh mẽ để nén lại những cảm xúc không bật lên thành lời. Nhưng thực ra nàng rất thiết tha, tức tưởi như một tiếng khóc tận đáy lòng. Qua đây cho ta thấy nội tâm của Kiều là sự giằng xé, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng.

Nỗi lòng đau xót của nàng Kiều

“Ơi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.”

Hai câu thơ này chính là sự nghẹn ngào sau những tâm tư của cô gái hồng nhan. “Ôi”, “Hỡi” – hai từ cảm thán sao mà chua xót. Đoạn thơ là tiếng khóc đau đớn của Kiều cho mối lương duyên đứt gánh giữa đường. Nàng khóc cho sự tan vỡ, bạc bẽo, trôi nổi số phận mình. Tuy là những lời độc thoại nội tâm nhưng cho ta biết lời nói đó hướng đến Kim Trọng. Và cũng vì thế nàng tự dày vò, dằn vặt bản thân mình vì đã bỏ lỡ tình yêu của mình. 

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích bài ca dao khăn thương nhớ ai chi tiết đầy ý nghĩa

Nếu những ai đã trải qua sự đau khổ trong tình duyên sẽ hiểu được phần nào tình cảnh của Kiều. “Bán thân” trả hiếu cho gia đình. Tình yêu lại nhờ người khác xây đắp. Nguyễn Du đã dùng những lời thơ ai oán để lột tả tâm can của cô gái bạc. Mặt khác ông ca ngợi tấm lòng của những người con đã làm trọn đạo hiếu. Là cô gái vừa xinh đẹp vừa thông minh, cách cô xử lý mọi việc cũng vẹn toàn. Tất cả toát lên vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa. Thông minh, đoan chính, cam chịu và hiếu nghĩa. 

Qua phân tích “Trao duyên”, người đọc thấy được tấm lòng trân trọng của Nguyễn Du với người phụ nữ. Vừa trọn chữ hiếu, vừa vẹn chữ tình, có ai thấu nỗi lòng của nàng Kiều “phận bạc như vôi”. Bên cạnh đó còn lên án mạnh mẽ xã hội cũ bất công chia lìa tình cảm gia đình và đôi lứa.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn