Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi như thế nào?

Đề bài: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi như thế nào? Trong những biến đổi đó biến đổi nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?

Trả Lời:

Đông Nam Á

Các nước đông Nam Á:

– Đông Nam Á gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Philippin, Singapore, Mianmar, Brunây và Đông Timo.

– Trước 1945 đều là thị trường và thuộc địa của tư bản Phương Tây, sau năm 1945 có nhiều biến đổi.

– Biến đổi thứ nhất:

Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, đến nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập.

  • Việt Nam: Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã giành được độc lập. Sau đó phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2 và cuộc kháng chiến chống Mĩ đến 1975 mới thắng lợi hoàn toàn.
  • Lào:Tháng 10-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó tiến hành kháng chiến chống Pháp, Mĩ đến tháng 12-1975 mới giành thắng lợi.
  • Campuchia: Sau 1945, kháng chiến chống Pháp, Mĩ, đến năm 1975 kết thúc. Tiếp tục chống phản động Pônpốt đến 7-1-1979 mới thắng lợi.
  • Inđônêxia: 8-1945 tuyên bố độc lập. Sau đó Hà Lan tái chiếm, ngày 15-8-1950 nước Cộng hoà Inđônêxia ra đời.
  • Malaixia: 8-1957 độc lập.
  • Philippin: 7-1946 Mĩ công nhận độc lập.
  • Xingapo: 8-1957 Anh công nhận độc lập (8-1963 tách khỏi Liên bang Malai xia)
  • Thái Lan: Sau 1945 Mĩ hất chân Anh kiểm soát Thái Lan
  • Mianma: 1-1948 Anh công nhận độc lập.
  • Brunây: 1-1984 độc lập.
  • Đôngtimo: 5-2002 tách khỏi Inđônêxia, trở thành quốc gia độc lập.
Có thể bạn quan tâm:  Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 – 1945) và hệ quả của những quyết định đó.

– Biến đổi thứ 2:

Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ ra sức xây dựng , phát triển kinh tế – xã hội theo những mô hình khác nhau và đạt được nhiều thành tựu to lớn như: Malaysia, Inđônêsia,Thái Lan (đặc biệt là Singapo)

– Biến đổi thứ 3:

Đến 30-4-1999 có 10/11 nước ĐNÁ là thành viên của khối (ASEAN), đây là một liên minh kinh tế- chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ vững mạnh, tự lực tự cường.

Hệ quả sau chiến tranh thế giới thứ 2

– Sau chiến tranh, trong quá trình xây dựng đất nước các nước thực hiện các chiến lược khác nhau. Các nước Đông Dương và Myanmar phát triển theo mô hình kinh tế tập trung. Tuy đạt nhiều thành tựu nhưng nền kinh tế vẫn gặp không ít khó khăn. Vào những năm 80 của thế kỷ XX chuyển sang kinh tế thị trường có thành tựu đáng khích lệ. 

– Tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa thay thế xuất khẩu. Mặc dù thời điểm tiến hành của các nước không giống nhau. Trong thời kỳ đầu đã thu được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Các nước này lại chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa. Từ đó lấy xuất khẩu làm chủ đạo, khẳng định hướng đi đúng đắn của quốc gia.

– Mối quan hệ của các nước Đông Nam Á từ đối đầu đã chuyển sang đối thoại. Năm 1992 ASEAN thành lập khu mậu dịch tự do (AFTA). Năm 1994, lập diễn đàn và khu vực (ARF). Đến tháng 7 năm 1997 các nước Đông Nam Á là thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á. Hiệp hội này gọi tắt là ASEAN – một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế. Từ đó các nước giữ mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển.

Có thể bạn quan tâm:  Vì sao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), quân & dân VN phải thực hiện phương châm chiến lược đánh lâu dài?

Ý nghĩa của Thế chiến thứ 2

Sau hai cuộc chiến tranh Thế Giới, các nước Đông Nam Á đã chứng minh được bản lĩnh của mình. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á vẫn là thuộc địa của các nước Âu Mĩ. Rồi tiếp theo là thuộc địa của Nhật Bản (trừ Thái Lan). Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập. Dù chiến tranh có để lại bao nhiêu mất mát nhưng vẫn cho thấy tinh thần bất khuất, lòng yêu nước của các quốc gia thuộc địa. 

– Là cuộc chiến tranh gây nên tổn thất về người và của khủng khiếp nhất lịch sử. Chiến tranh mang tính chất chính nghĩa nhằm giải phóng nhân loại khỏi thảm họa phát xít. Vì thế thắng lợi của chiến tranh đã dẫn đến chuyển biến căn bản về tình hình thế giới. Có lợi cho sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 

– Tạo nên một kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội. Làm cho nền dân chủ, nhân quyền thế giới có được bước phát triển đột phá.

– Chế độ tư bản chủ nghĩa có thể thoát khỏi được khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội.

– Các nước có các mối quan hệ khăng khít để cùng nhau xây dựng một thế giới công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Có thể bạn quan tâm:  Nêu những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.

Biến đổi có ý nghĩa quan trọng nhất

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Có lẽ câu tuyên ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đúng dù ở thời đại nào. Thật vậy, giành được quyền tự chủ, thoát khỏi các mác thuộc địa là sự kiện có ý nghĩa nhất. Đông Nam Á sẽ không lớn mạnh về kinh tế, chính trị và xã hội như hôm nay nếu chưa giành được độc lập.

Từ đó chúng ta có thể thấy Đông Nam Á trở thành các nước độc lập là một biến đổi rất quan trọng. Nó là một nền tảng vững chắc để những nước này có thể: 

– Sau khi giành độc lập các nước trong khu vực cùng nhau củng cố nền độc lập ngày càng vững chắc.

– Ra sức phát triển kinh tế, văn hóa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều nước đã trở thành con rồng Châu Á như Singapore. Có nước bước vào ngưỡng cửa của nước công nghiệp mới NIC như Thái Lan.

– Đời sống vật chất và tinh thần của người dân các nước trong khu vực được nâng cao.

– Các nước Đông Nam Á đều lấy chiến lược phát triển kinh tế làm trọng tâm. Hiện tại nhiều quốc gia có kinh tế phát triển không thua kém gì các cường quốc phương Tây.


Từ những điều trên chúng ta có thể rút ra được một kết luận. Mặc dù thiệt hại rất nhiều về người và của nhưng sau chiến tranh thế giới thứ hai vẫn là một bước ngoặt mang tính tích cực. Nó đánh dấu một kỷ nguyên mới cho các quốc gia Đông Nam Á cho đến ngày nay.

Tham khảo thêm tài liệu tại đây

Hoài Thương

5 Bình luận

  1. no name
    • Cam🌻
  2. nguyễn đình luật
  3. Cam🌻
  4. Khách

Để lại Lời nhắn