Tả cây đa

Dàn ý 1:

Mở bài:

  • Dẫn dắt giới thiệu về cây đa cổ thụ

Trước cổng làng em có một cây đa cổ thụ rất to. Cây đa cổ kính không chỉ mang vẻ đẹp của một cây cổ thụ mà còn là biểu tượng văn hóa của làng em.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Thân bài:

1.Tả chi tiết đặc điểm cây đa:

  • Cây đa đã được hơn một trăm tuổi rồi.
  • Nhìn từ xa cây đa sừng sững như một chiếc ô lớn che mát cả một góc làng.
  • Thân cây to đến nỗi bốn năm người ôm không xuể.
  • Những vết khắc tên trên thân cây là dấu ấn thời gian của cả một thế kỷ đã trôi qua.
  • Mọc ra từ thân là cành cây khẳng khiu mọc đầy lá xanh chĩa ra các phía.
  • Tán lá cây mọc đan xen nhau tạo thành một mảng xanh um trông thật thích mắt.
  • Nằm trong tán lá là những chú chim lích chích chuyền cành đang ríu rít bài ca vui tươi.
  • Từ đầu cành cây rủ xuống là chiếc rễ dài như sợi dây thừng. Bọn trẻ con chúng em thường hò nhau đu lên sợi dây ấy đùa nghịch một cách thích thú.
  • Rễ đa to như những con rắn bò ngoằn nghoèo trên nền đất. Có chiếc rễ nổi hẳn lên mặt đất, có chiếc rễ lại cắm sâu xuống bên dưới hút chất dinh dưỡng để nuôi cây
  • 2. Ý nghĩa và kỉ niệm về cây đa

  • Cây đa đã tồn tại và chứng kiến biến bao biến cố thăng trầm của quê hương qua hàng thế kỉ.
  • Nghe bà em kể lại rằng, ngày xưa, cứ mỗi lần ra quân, các bà các mẹ lại bịn rịn tạm biệt người chồng, người cha, người con lên đường đánh giặc ở gốc cây đa này.
  • Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình thì gốc đa là nơi sinh hoạt của người dân làng quê.
  • Các bác nông dân sau một ngày làm đồng vất vả ngồi dưới gốc đa uống miếng nước, bàn câu chuyện nhà nông.
  • Bọn trẻ con chúng em coi gốc đa như một căn cứ để tụ tập chơi bắn bi, nhảy dây, chơi chuyền…
  • Dưới bóng mát của cây đa, con trâu đen thảnh thơi đủng đỉnh nhai mấy bó cỏ non.
  • Kết bài:

  • Cây đa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi.
  • Cây đa là nhân chứng lịch sử của làng.
  • Nêu cảm nghĩ về cây đa
Có thể bạn quan tâm:  Bài văn tả cây phượng – Bài văn mẫu lớp 2 đạt điểm 9, 10.

Cây đa đầu làng đã cho em biết bao kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Sau này dù có đi đâu về đâu, gốc đa vẫn mãi ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí em.

Dàn ý 2:

  – Mở bài:

Giới thiệu chung:

  • Cây đa là một loài cây thân thuộc với người Việt
  • Cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê

– Thân bài:

  • Nguồn gốc:Có từ ấn độ
  • Đặc điểm cây đa

A, Hình dáng:

  • Trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương.
  • Thân cây lớn, rễ mọc ngoằn ngoèo trên mặt đất.
  • Xung quanh thân chính có rất nhiều thân phụ.
  • Ngọn đa cao vượt khỏi lũy tre làng.
  • Bóng đa toả mát một khoảng đất rộng.
  • Trong tán cây, nhiều loại chim làm tổ.
  • Dưới bóng đa là quán nước cho khách nghỉ chân, là chỗ vui chơi của đám trẻ…
  • Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không cho quả thơm như mít, như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có bóng mát cho đời.
  • Thân cây xù xì, đặc biệt cây đa làng tôi còn có một cái hốc bé xíu, mà chỉ bọn lít nhít như tôi mới chui vào được.

B, Cây đa với cuộc sống của dân làng:

  • Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của làng.
  • Dân làng thường gặp gỡ trao đổi công việc làm ăn, trò chuyện tâm tình dưới gốc đa.
  • Đã đi vào thơ ca, với chú cuội cung trăng
  • Cây đa đã chứng kiến bao trò trẻ con của chúng tôi.
  • Gốc đa ngàn năm tuổi trở thành nơi người ra đồng nghỉ chân, con trâu cái cuốc cái cày dựa tạm.
Có thể bạn quan tâm:  Bản mềm: 15 đề luyện thi học sinh giỏi môn Toán lớp 5

Kết bài:

  • Cây đa chính là hình ảnh đẹp nhất biểu tượng cho làng quê Việt Nam thanh bình yên ả.
  • Mỗi người con khi xa quê, nhớ về quê hương là nhớ về cây đa đầu làng.

Dàn ý 3:

Mở bài:           

  • Giới thiệu về cây đa cổ thụ làng em
  • Cây đa gắn liền với bao thế hệ

Thân bài:

  • Chẳng biết tự bao giờ, ngay trước cổng làng em lại xuất hiện một cây đa cổ thụ
  • Cây đa đã trải qua hàng trăm tuổi
  • Thân cây to, xù xì, màu nâu sẫm, bốn năm người ôm vẫn không xuể
  • Rễ cây ngoằn ngoèo, có những đoạn rễ trồi lên khỏi mặt đất nhìn như những con trăn khổng lồ
  • Cây đa có rất nhiều cành, cành nào cũng to, xanh tốt và xum xuê tán lá
  • Lá đa màu xanh bóng ở mặt trên, một dưới hơi pha chút nâu đỏ và nhiều xương lá. Lá đa to bàng bàn tay em, có nhiều người lấy lá đa rụng xếp thành hình con trâu, bò rất ngộ nghĩnh.
  • Cây đa chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của làng.
  • Dân làng thường gặp gõ trao dổi công việc làm ăn, trò chuyện tâm tình dưới gốc đa.
  • Cây đa cổ thụ là nơi mà trẻ em có thể vui đùa dưới bóng mát của tán lá, là nơi bà con nông dân có thể nghỉ giải lao giữa những buổi lao động nặng nhọc ngoài đồng.
  • Em cũng rất thích ngồi dưới gốc cây đa nghe cô hướng dẫn du lịch kể lại những câu chuyện lịch sử về làng, được học cách làm những con trâu, con bò bằng lá đa đáng yêu ấy.
Có thể bạn quan tâm:  Tả cây hoa hồng

Kết bài:           

Cảm nghĩ của em:

  • Cây đa là hình ảnh quen thuộc, gần gũi.
  • Cây đa là nhân chứng lịch sử của làng.

Để lại Lời nhắn