Vì sao đảng chủ trương cuộc tiến công đông – xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc, nhưng cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 phải theo phương châm đánh nhanh?

Vì sao Đảng chủ trương Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc, nhưng Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 phải theo phương châm đánh nhanh?

a) Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc.

Cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 phải theo phương châm đánh chắc vì khi đó không có thời cơ. Cả ta và địch lúc đó đều có lực lượng quân sự mạnh nhất.

Được Mĩ giúp, Pháp thực hiện Kế hoạch Nava (1953 – 1954) xây dựng được 84 tiểu đoàn quân cơ động chiến lược và 34 vạn quân ngụy. Pháp tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, sau đó xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương và chọn nơi đây để quyết chiến chiến lược với ta. Pháp muốn tìm kiếm thắng lợi quân sự quyết định để đàm phán kí hiệp định kết thúc chiến tranh.

Đến năm 1953 đã có thế và lực đạt đến đỉnh cao. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc thắng, phá vỡ kế hoạch Nava, tạo thuận lợi kí hiệp định kết thúc chiến tranh, ta phải đánh chắc, tiến chắc bằng những cuộc tiến công chiến lược tiêu hao, phân tán, giam chân địch.

b) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 phải theo phương châm đánh nhanh.

noi-day-1975
Xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Có thể bạn quan tâm:  Ký kết hiệp định Pari -1973 nguyên nhân và nghĩa

Bước vào Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, ta có thời cơ thuận lợi, khi đó kẻ thù đang suy yếu nhất, lực lượng cách mạng đang phát triển mạnh mẽ nhất.

Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1 – 1973), Mĩ rút quân viễn chinh và đồng minh khỏi Việt Nam, lực lượng Sài Gòn mất chỗ dựa trực tiếp. Lực lượng miền Bắc vẫn được ở lại miền Nam,… So sánh lực lượng giữa ta và địch có lợi cho ta.

Từ sau Hiệp định Pari, ta có thế và lực tiến công giành thắng lợi ở đường 14 và tỉnh Phước Long (6 – 1- 1975). Chiến thắng này và tình hình chiến sự sau đó cho thấy sự suy yếu của lực lượng Sài Gòn, sự lớn mạnh của quân ta và khả năng Mĩ can thiệp trở lại nước ta bằng quân sự rất hạn chế vì năm 1976 nước Mĩ sẽ bầu cử tổng thống.

Vì vậy, Bộ Chính trị hợp cuối năm 1974 – đầu năm 1975 đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 – 1976) nhưng cũng khẳng định, nếu thời cơ chiến lược đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì phải hoàn thành giải phóng miền Nam trong năm 1975. Phương châm đánh nhanh để tranh thủ thời cơ và giảm thiệt hại.

Khi Chiến dịch Tây Nguyên (4 – 24 tháng 3 năm 1975) đang diễn ra, Bộ Chính trị thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi nên quyết định hoàn thành giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975 (trước tháng 5 – 1975). Kế hoạch giải phóng được rút từ 2 năm xuống 1 năm rồi xuống 2 tháng (từ 4 – 3 đến 2 – 5 – 1975).

Để lại Lời nhắn