Bình Ngô Đại Cáo – Phân tích đoạn 1 đặc sắc

Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong chương trình ngữ văn lớp 11. Đây được coi là Thiên cổ hùng văn, bản tuyên ngôn độc lập đanh thép và hùng hồn của dân tộc. Dưới đây là bài phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo cho các bạn học sinh tham khảo.

Bài phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo

Nhắc đến Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận lỗi lạc của nền văn học trung đại chúng ta lại nhớ ngay đến tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Đây được xem là những áng văn chính luận thể hiện lòng yêu nước thương dân của tác giả. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm nêu lên tư tưởng nhân nghĩa.

‘Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo’

Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo trong tác phẩm này. Nó là mục tiêu chiến đấu vô cùng thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo, tác giả đã đưa ra khẳng định đanh thép. Yên dân là giúp dân có cuộc sống ấm no, đất nước ổn định. Lấy dân làm gốc là quy luật tất yêu bao đời.

=> Tham khảo bài viết phân tích lưu biệt khi xuất dương.

Việc nhân nghĩa tiếp theo phải nói đến chính là trừ bạo, giúp dân trừng trị những kẻ hành hạ, cướp bóc, bóc lột. Quan tâm đến sự bình yên, no ấm cũng đồng nghĩa với việc chiến đấu chống lại kẻ thù. Có thể nói tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã mở ra một lý tưởng xã hội to lớn. Chân lý sâu sắc: phải chăm lo cho nhân dân được cuộc sống hạnh phúc, yên bình.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích đoạn trích “Trao duyên” thú vị nhất định không được bỏ qua

Tính nhân nghĩa trong tác phẩm

Xuyên suốt “Bình Ngô đại cáo” và nhiều tác phẩm lớn của Nguyễn Trãi đều đậm tính “nhân nghĩa”. Đây là sợi dây xuyên suốt, là trăn trở lớn nhất trong việc trị quốc theo quan điểm của ông. Đó là sự yêu thương con dân, rộng ra là yêu thương nhân loại, không phân biệt ta hay địch. Sâu xa hơn, “nhân nghĩa” còn là triết lý sống cao thượng, coi trọng chính nghĩa. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, quan điểm này của ông bị ảnh hưởng bởi đạo Phật. Tuy nhiên, nó cũng vô cùng phù hợp với tinh thần nhân ái của dân tộc ta.

Nguyễn Trãi nhắc lại những trang sử hào hùng của dân tộc ta. Vừa là dẫn chứng cho chủ quyền đất nước, vừa khẳng định giá trị của tự do:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có”.

Chỉ với 7 câu thơ, Nguyễn Trãi đã phác họa rõ nét lịch sử của đất nước từ ngàn xưa. Suốt chiều dài phát triển, chúng ta đã là một quốc gia độc lập so với Trung Quốc. Chúng ta tự hào có nền “văn hiến”, vạch rõ biên giới, khác biệt phong tục. Ông cha ta từ những ngày xưa “Triệu, Đinh, Lý, Trần”, biết bao đời vua đã gây dựng độc lập. Đặt cạnh từng triều đại của Trung Quốc vừa mang tính liệt kê, vừa có ý đối đầu. Không một triều đại nào không phải đối mặt với nguy cơ ngoại xâm từ kẻ thù phương Bắc.

Có thể bạn quan tâm:  Cảm nhận 14 câu thơ giữa đoạn trích Trao Duyên

Khẳng định chủ quyền dân tộc

Mỗi tấc đất của non sông đều được đánh đổi bằng máu và nước mắt của ông cha gìn giữ. Chúng ta hẳn chưa ai quên bài “thơ thần” trên dòng Như Nguyệt hào hùng đêm nào:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.”

Những gì đã được ghi chép, phân định trong “sách trời” thì không thế lực nào có thể thay đổi. Dù có trải qua trăm nghìn vạn năm, những kẻ xâm lược cũng phải cúi đầu nhục nhã quay về. Tuy nhiên, nói như Lý Thường Kiệt thì mang tính trừu tượng cao, bởi đã ai thấy “thiên thư” đâu! Nhưng Nguyễn Trãi lại chọn cách chứng minh vô cùng khéo léo. Ông liệt kê từng giai đoạn của đất nước, vừa gần gũi lại rất thuyết phục. Nguyễn Trãi đặt từng triều đại của ta ngang hàng với các triều đại Trung Quốc. Điều đó thể hiện sự tự hào dân tộc, tự tôn của một quốc gia, sánh ngang với “thiên triều”.

Quả báo của quân xâm lược

Trong bối cảnh bấy giờ, đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ và mới mẻ của ông. Hậu quả đối với bọn xâm lược được Nguyễn Trãi dẫn chứng vô cùng đanh thép. Đó là các chiến công hiển hách, lừng lẫy đã được ghi chép trong sử sách nước ta:

“Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi”.

Tất cả những thất bại ê chề ấy của ngoại xâm đều là do chúng tự chuốc lấy. Bởi chúng đã xâm phạm vào chủ quyền, ranh giới thiêng liêng nhất của dân tộc ta. Những câu thơ đanh thép ấy cũng là lời cảnh báo hùng hồn cho những âm mưu xâm lược. Bất cứ kẻ nào lăm le xâm chiếm bờ cõi Đại Việt đều sẽ gánh chịu thất bại nặng nề.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn anh hùng nghĩa hiệp

“Bình Ngô đại cáo” là áng hùng thi được ví như “tuyên ngôn độc lập” thứ 2 của đất nước. Đoạn mở đầu của tác phẩm như một khúc “dạo đầu” đầy hào sảng về chủ quyền Tổ quốc. Để tiếp nối cho những câu thơ đanh thép hơn ở các đoạn sau.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn