Tổng quan Lý Thuyết Tổng Quan Về Số Tự Nhiên Và Cấu Tạo Số
1. Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11,…là các số tự nhiên. Các số tự nhiên được viết theo thứ tự đó tạo thành dãy một số tự nhiên liên tiếp.
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
– Số 0 là số tự nhiên bé nhất.
– Không có số tự nhiên lớn nhất.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau một đơn vị.
– Thêm một đơn vị vào một số tự nhiên, ta được số tự nhiên liền sau nó.
– Bớt một đơn vị ở một số tự nhiên khác 0, ta được một số tự nhiên liền trước nó.
2. Khi viết các số tự nhiên trong hệ thập phân người ta dùng 10 chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.
3. Tính chẵn, lẻ của số tự nhiên:
– Các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 là các số chẵn.
– Các số có tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ.
– Hai số chẵn liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
– Hai số lẻ liên tiếp hơn (kém) nhau 2 đơn vị.
3. Tia số:
– Số 0 ứng với điểm gốc của tia số.
– Mỗi số tự nhiên ứng với một điểm trên tia số.
4. Trong hệ thập phân có mười đơn vị hàng sau gộp thành một đơn vị ở hàng liền trước.
Ví dụ: 10 đơn vị = 1 chục; 10 chục = 1 trăm; 10 trăm = 1 nghìn.
5. Để đọc hay viết các số tự nhiên người ta tách số thành lớp và hàng.
– Cứ ba hàng tạo thành một lớp, mỗi chữ số ứng với một hàng.
– Lớp đơn vị gồm các hàng: đơn vị, chục, trăm.
– Lớp nghìn gồm các hàng: đơn vị, chục nghìn, trăm nghìn.
– Lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
– Lớp tỉ gồm các hàng: tỉ, chục tỉ, trăm tỉ.
5. Muốn đọc số tự nhiên ta làm như sau:
– Tách số cần đọc thành từng lớp theo thứ tự từ phải sang trái, mỗi lớp có 3 chữ số.
– Đọc từ trái sang phải theo lớp (dựa vào cách đọc số có ba chữ số) kèm theo tên lớp (trừ tên lớp đơn vị).
– Lớp nào, hàng nào không có đơn vị thì có thể không cần đọc (đối với hàng chục ở các lớp đọc là “linh” hoặc “lẻ”).
Ví dụ: 75 604 305 đọc là: Bảy mươi lăm triệu sáu trăm linh bốn nghìn ba trăm lẻ năm.
6. Viết số tự nhiên có nhiều chữ số nên viết lớp nọ cách lớp kia một khoảng cách lớn hơn khoảng cách giữa hai chữ số trong cùng một lớp.
Ví dụ: Năm triệu không trăm bảy tư nghìn hai trăm ba tư: 5 074 234.
7. Khi viết các số có nhiều hơn một chữ số, trong đó ít nhất có một chữ số chưa biết, cần phải có dấu “gạch ngang” trên đầu số đó.
8. Phân tích cấu tạo thập phân của các số tự nhiên
9. Nếu dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ 1 thì số lượng số trong dãy bằng giá trị của số cuối cùng trong dãy đó.
Ví dụ: Dãy 1, 2, 3, 4, 5,…, 101, 102, …, 2013, 2014 có tất cả 2014 số tự nhiên.
10. Nếu dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu bằng số lẻ và kết thúc bằng số chẵn hay bắt đầu bằng số chẵn, kết thúc bằng số lẻ thì số lượng số chẵn bằng số lượng số lẻ.
11. Nếu dãy số tự nhiên bắt đầu bằng số chẵn và kết thúc bằng số chẵn thì số lượng số chẵn hơn số lượng số lẻ trong dãy một đơn vị.
Nếu dãy số tự nhiên bắt đầu bằng số lẻ và kết thúc bằng số lẻ thì số lượng số lẻ hơn số lượng số chẵn trong dãy một đơn vị
12. So sánh hai số tự nhiên:
– Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. Ví dụ: 123456 > 65432
– Nếu hai số có cùng số chữ số thì ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng theo thứ tự từ trái sang phải. Đến hàng nào đó mà chữ số ở cùng một hàng của số nào đó lớn hơn thì số đó lớn hơn. Ví dụ: 2014 899 > 2013 899.
– Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng bằng nhau thì hai số đó bằng nhau. Ví dụ: 4289 = 4289.
– Căn cứ vào vị trí trên tia số: Số nào gần gốc tia số hơn thì số đó bé hơn.
– Căn cứ vào vị trí trong dãy số tự nhiên: Số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau.