Đề bài:
Dựa vào bảng dữ liệu dưới đây, hãy xác định tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản đầu tiên của VN. Trình bày hoàn cảnh ra đời & vai trò của tổ chức đó?
Thời gian
Tổ chức chính trị
1920
Tổ chức Công hội (SG-CL)
1923
Đảng Lập hiến
1923
Tổ chức Tâm tâm xã
1925
Hội VNCmTN
1925
Hội Phục việt sau đó đổi tên là Tân Việt Cm Đảng.
1927
VN Quốc dân đảng
Hướng dẫn trả lời
- Tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản đầu tiên của VN: Hội VNCmTN.
- Hoàn cảnh ra đời:
– 1924 tại Quảng Châu, NAQ huấn luyện, đào tạo thanh niên thành các chiến sĩ Cm, bí mật đưa về nước “truyền bá lý luận gpdt và tổ chức nhân dân”, chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã lập ra Cộng sản đoàn (2-1925).
– 6/1925, lập Hội VNCmTN nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.
- Vai trò:
– Hội truyền bá CNM-LN theo khuynh hướng VS vào VN.
– Giác ngộ, nâng cao ý thức chính trị cho g/c công nhân. Thúc đẩy p/t công nhân có những chuyển biến rõ rệt về chất.
– Hội VNCMTN là tiền thân của Đảng vô sản.
Đặc điểm nổi bật của các tổ chức
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong lần khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ngày càng tăng. Dần dần các tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản cũng từ đó mà ra đời theo phương hướng từ tự phát đến tự giác.
- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6 – 1925)
- Do Nguyễn Ái Quốc thành lập, cơ quan cao nhất của hội là Tổng bộ.
- Nhiều hoạt động nổi bật từ mở các lớp huấn luyện chính trị, báo thanh niên (cơ quan ngôn luận của hội)
- Xây dựng cơ sở, tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị.
- Vai trò: truyền bá chủ nghĩa Mác – lenin làm nền tảng, tạo điều kiện cho sự ra đời 3 tổ chức cộng sản ở VN.
- Tân Việt cách mạng đảng (7 – 1928)
- Chấm dứt hoạt đông vào năm 1929 khi phân chia làm 2 phái:
+ Một phái với xu hướng thành lập Liên đoàn Quốc gia.
+ Một phái với ảnh hưởng của cộng sản sau tách thành Đông Dương cộng sản liên đoàn. Đây là tiền thân của đảng cộng sản VN.
- Việt Nam quốc dân đảng (12 – 1927)
- Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc. Nhưng con đường chưa rõ ràng, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Địa bàn bó hẹp (Bắc Kì)
- Chủ trương thực hiện bạo lực. Sau có tổ chức khởi nghĩa ở nhiều tỉnh nhưng nhanh chóng thất bại.
Mặc dù mỗi tổ chức có một đặc thù và sứ mệnh hoạt động riêng. Tuy nhiên, sự bùng nổ của các tổ chức chính trị khuynh hướng vô sản đã mở ra một con đường mới. Mang chân lý mới cho phong trào đấu tranh của dân tộc ta. Nó là tiền đề cho sự khởi sắc, đổi mới, sớm dành lại độc lập dân chủ.
Hoài Thương