Bài văn mẫu 1: Kể lại chuyện “Con Rồng cháu Tiên” bằng lời của em
“Dù ai đi ngược về xuôi
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
Giỗ Tổ Hùng Vương là một truyền thống ngàn đời của dân tộc ta. Đây là ngày hội để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng đã có công dựng nước. Vào ngày này, ai ai cũng nhớ tới truyền thuyết kể về sự ra đời của những vị vua Hùng. Đó là truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”.
Ngày xưa, có một vị thần thuộc mang trong mình dòng máu của Rồng, con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân. Lúc bấy giờ ở vùng Lĩnh Nam ngày nay có nhiều yêu quái lộng hành quấy nhiễu người dân. Thấy vậy, Lạc Long Quân bèn rèn một thanh sắt lớn chèo thuyền đi diệt yêu quái, trừ hại cho dân. Bằng sức mạnh phi thường của mình, Lạc Long Quân đã tiêu diệt được Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh trả lại yên bình vốn có của nó. Nhân dân vô cùng cảm ơn ân đức của thần liền xây dựng một tòa thành cho Lạc Long Quân ở lâu dài. Nhưng Lạc Long Quân không ở mà về biển sống với mẹ và dặn dân chúng: “Hễ có việc gì thì gọi ta, ta sẽ về ngay”.
Một lần lên cạn giúp nhân dân, Lạc Long Quân gặp Âu Cơ. Một người con gái xinh đẹp tuyệt trần thuộc dòng thần Nông. Vừa gặp, hai người đã đem lòng yêu nhau và nên duyên vợ chồng. Ăn ở với nhau được ít lâu, Âu Cơ có mang sinh ra một cái bọc. Sau bảy ngày, bọc nở ra trăm trứng. Mỗi quả trứng nở ra một người con trai xinh đẹp, hồng hào. Có dòng máu của thần mà một trăm người con trai lớn nhanh như thổi.
Lạc Long Quân quen ở dưới nước bèn từ giã Âu Cơ và các con về thủy cung sống. Âu Cơ vì nhớ thương chồng mà ra biển gọi:
– Chúng ta đang sống vui vẻ hạnh phúc cớ sao chàng lại để mẹ con thiếp lại sống cô đơn thế này!
Lạc Long Quân thấy vợ bơ vơ, sầu khổ bèn lên bờ nói rằng:
– Nàng vốn dòng Tiên trên núi cao. Ta là Rồng dưới biển thẳm. Hai ta khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển. Nàng đem năm mươi người con lên núi chia nhau trị vì khắp nơi. Nếu có việc gì thì báo cho nhau biết, giúp đỡ lẫn nhau, không bao giờ quên nhau.
Âu Cơ đồng ý. Hai người từ biệt nhau, trăm người con theo bố mẹ tỏa đi khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc. Người con cả ở lại đất Phong Châu lên làm vua đặt tên nước là Văn Lang hiệu là Hùng Vương. Con trai Vua Hùng được gọi là Quan Lang, con gái gọi là Mị Nương.
Từ đó, nhân dân ta tự hào với nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên của mình và vẫn luôn phát huy truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Bài văn mẫu 2: Kể lại chuyện “Con Rồng cháu Tiên” bằng lời của em
Trong kho tàng truyện cổ Việt Nam có rất nhiều cách lý giải nguồn gốc ra đời của dân tộc như chuyện quả bầu. Nhưng câu chuyện luôn khắc ghi trong lòng mỗi người dân Việt đó chính là truyện “Con Rồng cháu Tiên”. Sau đây em xin phép được kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
Từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện, yêu quái hiện lên hoành hành khắp nơi. Người dân luôn sống trong lo sợ, không được yên ổn làm ăn. Bỗng một ngày, con trai của thần Long Nữ là Lạc Long Quân xuất hiện. Thần tiêu diệt hết bọn yêu ma quỷ quái trả lại yên bình cho vùng đất này. Con người bắt đầu xây nhà, dựng lều ổn định cuộc sống. Lạc Long Quân từ đấy đi lại giữ biển và đất liền bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân.
Cho đến một ngày, Lạc Long Quân cứu được nàng Âu Cơ xinh đẹp. Nàng là con của thần Nông sống ở trên núi cao. Nàng là vị thân yêu thiên nhiên, hoa cỏ. Họ đứng với nhau thật xứng đôi vừa lứa. Chàng mạnh mẽ, cường tráng. Nàng dịu dàng, nết na. Sự gặp gỡ của họ mở ra một tương lai tươi đẹp cho vùng đất Lĩnh Nam. Một thời gian sau, họ sinh ra một bọc trăm trứng đẻ ra một trăm người con trai. Mang trong mình dòng máu của thần chẳng mấy chốc những đứa bé đã trở thành những chàng trai khỏe mạnh.
Âu Cơ sinh nở được một thời gian Lạc Long Quân nhớ vùng biển nơi mình sinh ra bèn bảo với Âu Cơ:
– Ta vốn là Rồng quen sống ở vùng nước thẳm, nàng là Tiên sống ở vùng núi cao. Hai ta không thể sống chung lâu dài. Nay ta mang năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con lên núi dựng xây bộ tộc. Có gì hiểm nguy thì thông báo cho nhau.
Nói rồi hai người chia tay mỗi người một ngả. Người con cả Hùng Vương, người đi theo Âu Cơ đã chọn Phong Châu là kinh đô. Đặt tên nước là Văn Lang dựng xây nhà nước đầu tiên ở Việt Nam, mở ra một thời kì mới. Tuy bị bủa vây với các thế lực của thiên nhiên hung dữ nhưng những người con của Rồng và Tiên vô cùng dũng cảm, chưa bao giờ chùn bước đã xây dựng được thế hệ người con nước Việt như ngày nay.
Câu chuyện là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt. Qua đó tinh thần đùm bọc, đoàn kết gắn bó với nhau của nhân dân luôn được đề cao. Bởi lẽ chúng ta là từ một mẹ sinh ra, là một tế bào của dân tộc. Hãy sống xứng đáng với những người con của thần “Con Rồng cháu Tiên”.