Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa trong nửa sau thế kỉ XX.

Toàn cầu hóa là sự chuyển biến làm thay đổi các mối quan hệ. Chúng có tác động qua lại lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu:

  • Quan hệ thương mại quốc tế có sự phát triển ở đẳng cấp mới.
  • Nhiều công ty xuyên quốc gia ra đời có sức ảnh hưởng lớn. Tổng cộng có hơn 500 công ty, kiểm soát 30% tổng sản phẩm thế giới. So với giá trị thương mại toàn cầu, giá trị trao đổi của toàn bộ công ty này là ¾.
  • Hàng loạt tập đoàn lớn xuất hiện nhờ sự sáp nhập và hợp nhất của nhiều công ty con. Chúng làm cho thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
  • Trước bối cảnh xã hội như vậy, các tổ chức quốc tế ở nhiều lĩnh vực ra đời. Tiêu biểu như: WTO, ASEAN, APEC…. Các tổ chức giữ vai trò là cán cân công lý. Đứng đầu giải quyết tất cả những vấn đề về kinh tế giữa các quốc gia.

Những tác động diễn ra:

* Tích cực

– Nhờ quá trình toàn cầu hóa mà GDP thế giới tăng trưởng cao. Đầu thế kỷ XX tăng gần 3,0 lần, nữa cuối thế kỷ tăng hơn 5,0 lần. Do vậy nên các hoạt động thương mại, xã hội hóa phát triển nhanh chóng.

– Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi nâng cao chất lượng hàng hóa. Cơ cấu kinh tế thay đổi, đẩy mạnh hiệu quả kinh tế.

Có thể bạn quan tâm:  TRÌNH BÀY VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925

* Tiêu cực

– Xã hội xuất hiện sự phân biệt giữa giàu và nghèo, dẫn đến bất công, nhiều xung đột.

– Bản sắc dân tộc bị lai căng, biến chất. Đời sống xã hội phức tạp, nhiều tệ nạn.

Toàn cầu hóa tạo nên con sóng lớn. Đó là thời cơ và là thách thức đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nếu không thích ứng và thay đổi kịp thời sẽ bị lạc hậu, bỏ rơi.

Hoài Thương 

Để lại Lời nhắn