Bối cảnh ra đời “Cương lĩnh chính trị ” và “Luận cương chính trị “
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ra đời khi nào?
- Năm 1929, bối cảnh trong nước và quốc tế có diễn biến phức tạp. Các phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh. Trong đó giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng tiên phong.
- Ở nước ta, ba tổ chức cộng sản lần lượt xuất hiện đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển. Song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng. Điều đó gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng (Trung Quốc). Triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản họp từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930. Đồng thời tuyên bố thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Gọi chung là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Sự ra đời Luận cương chính trị
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1930 tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Đời sống nhân dân lâm vào chốn cùng cực, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. Thêm vào đó, thực dân Pháp tiến hành cuộc khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái càng đẩy mâu thuẫn dâng cao. Đảng cộng sản vừa ra đời đã phát động và lãnh đạo được một cao trào cách mạng rộng lớn, với đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng, Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng 10/1930 được triệu tập. Hội nghị thông qua Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo.
Khái quát
Cương lĩnh chính trị của Đảng và luận cương chính trị của Đảng được xây dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Xác định rõ phương hướng chiến lược, nhiệm vụ cụ thể và cơ bản, lực lượng cách mạng, đoàn kết quốc tế và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Trên từng khía cạnh, hai văn kiện đều thể hiện những nét tương đồng và khác biệt. Dưới đây là phần so sánh cụ thể hai văn kiên này.
So sánh Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị
Giống nhau
Cả cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị đều:
Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin đề ra đường lối cách mạng vô sản.
Xác định tính chất của cách mạng trong giai đoạn trước mắt. Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản.
Xác định nhiệm vụ là chống đế quốc và chống phong kiến. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Xác định lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân, thông qua chính đảng tiên phong.
Khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít. Có quan hệ mật thiết, gắn bó với cách mạng thế giới.
Khác nhau
Nội dung | Cương lĩnh chính trị | Luận cương chính trị |
Người soạn thảo | Nguyễn Ái Quốc | Trần Phú |
Đảng lãnh đạo | Đảng Cộng sản Việt Nam | Đảng Cộng sản Đông Dương |
Phạm vi cách mạng | Việt Nam | Khu vực Đông dương |
Nội dung cách mạng | làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản | cách mạng tư sản dân quyền, phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa |
Tiến trình cách mạng | đánh đổ Pháp rồi mới đánh đổ phong kiến, tay sai | lật đổ phong kiến và tay sai, sau đó mới đánh đuổi giặc Pháp |
Mâu thuẫn chủ yếu | Mâu thuẫn dân tộc | Mâu thuẫn giai cấp, phong kiến |
Nhiệm vụ chủ yếu | Chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc | Chống phong kiến giành ruộng đất cho dân cày |
Lực lượng cách mạng | chủ yếu là công nhân, nông dân, trí thức; lôi kéo, lợi dụng phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản | giai cấp công nhân, nông dân |
Nhận xét:
Như vậy, Cương lĩnh và luận cương đều là những văn kiện có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào cách mạng ở Việt Nam. Luận cương chính trị kế thừa Cương lĩnh ở những điểm chủ yếu. Xác định được nhiều vấn đề thuộc về chiến lược cách mạng. Tuy nhiên do nhận thức và bối cảnh thực tiễn khác nhau, hai văn bản có những nét khác biệt.
Cương lĩnh chính trị tháng 2/1930
Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo, nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Phản ánh đầy đủ, súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam. Nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử .
Trong đó, thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam. Cương lĩnh chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó. Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời đánh giá đúng đắn, sát thực vai trò và thái độ của các lực lượng đối với cách mạng. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở liên minh công – nông – tri thức. Những văn kiện dù “vắn tắt” nhưng phản ánh vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam. Đưa cách mạng Việt Nam sang một trang sử mới.
Như vậy, cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo. Nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp. Thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn với tư tưởng cốt lõi là Độc lập – Tự do cho dân tộc.
Luận cương chính trị tháng 10/1930
Luận cương chính trị tháng 10-1930 ra đời đã xác định nhiều vấn đề cơ bản về chiến lược cách mạng. Về cơ bản thống nhất với nội dung của Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Hội nghị thành lập Đảng tháng 2-1930.
Tuy nhiên, do tư tưởng nóng vội, tả khuynh, chưa nhận thức đầy đủ về thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đồng thời, vận dụng máy móc quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận cương đã bộc lộ một số hạn chế. Trong đó, chưa nêu rõ được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông dương. Không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Luận cương còn nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất. Đánh giá không đúng khả năng tham gia cách mạng của tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai. Vì thế, chưa đoàn kết dân tộc rộng rãi.
Kết luận
Nhìn chung, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đúng đắn và hoàn thiện hơn so với Luận cương. Nguyễn Ái Quốc có cái nhìn liền mạch hơn khi chỉ rõ được mâu thuẫn cấp thiết nhất. Còn Trần Phú tuy khởi thảo chi tiết hơn nhưng chỉ tập trung vào vấn đề giai cấp. Cả hai văn kiện tuy có nhiều điểm khác biệt, song, đều đóng vai trò rất lớn. Đó là sự chuẩn bị tất yếu. Có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta. Đồng thời là nền tảng cho việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện lí luận, tư tưởng ngày nay.
* Mời các em đọc câu trả lời “Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hoặc tham khảo bài viết tuổi trẻ và tương lai đất nước tại website
Khách
Hay quá
Xin cảm ơn tác giả
vin
sao trang nay kh copy dc ah