Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp?

Đề ra: Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp? Tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến (từ ngày 19 – 12 – 1946 đến ngày 17 – 2 – 1947).

Trả lời: 

Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp?

Sau Cách mạng tháng 8, tình hình của đất nước ngay lúc này “ngàn cân treo sợ tóc”. Chúng ta phải đương đầu với nhiều khó khăn. Tiêu biểu như đói nghèo, mù chữ, giặc xâm lược… Vận mệnh dân tộc đứng trước tình thế nguy hiểm. Bắt buộc Trung ương Đảng phải đưa nước ta thoát khỏi tình thế này.

– Nguyên nhân thứ hai dẫn đến Đảng và Chính Phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là do thực dân Pháp bội ước, bộc lộ dã tâm xâm chiếm nước ta thêm lần nữa. Chúng đánh trực tiếp vào các vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ và chiếm đóng một số tỉnh. Cụ thể như Lạng Sơn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hải Dương…

– Thực dân Pháp tiếp tục gây hỗn loạn, gây chiến ở nhiều nơi. Đỉnh điểm là vào ngày 15 và 16/12/1946 đã gây tàn sát ở các khu vực Hà Nội. Đó là phố Yên Ninh, cầu Long Biên, phố Hàng Bún…

– Ngày 18 và 19/12/1946, tướng Mooclie đã yêu cầu quân ta phải nhường chúng phá bỏ mọi chướng ngại vật trên đường phố. Đồng thời, giải tán các lực lượng chiến đấu.

Có thể bạn quan tâm:  Trình bày hoàn cảnh lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị trên.

 – “Con giun xéo mãi cũng quằn”, trước sự áp bức này, Đảng và Chính phủ đã ra quyết định toàn dân kháng chiến.

– Ngày 19/12/1946, hội nghị bất thường TW đảng đã diễn ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên. Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp

– Bác đã gửi thư cho quần chúng nhân dân, thực dân Pháp và đồng minh. Chủ tịch đã khẳng định niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng chống thực dân vào ngày 21/12/1946.

Tóm tắt cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến (từ ngày 19 – 12 – 1946 đến ngày 17 – 2 – 1947).

       – Tối ngày 19/12/1946 cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội bắt đầu. Hàng ngàn công nhân ở Nhà máy điện Yên Phụ đình công, phá máy móc. Tất cả lực lượng sẵn sàng tấn công, chiến đấu. Quần chúng tổ chức lập chướng ngại vật, ngăn cả trên mọi ngóc ngách đường phố. Với những người già sức yếu và trẻ em đã được tản cư tìm nơi ẩn nấp khu vực ngoại thành.

       – Cuộc chiến đấu sinh tử ác liệt ở nội thành đã diễn ra liên tục từ ngày 19/12 đến ngày 29/12/1946. Cả hai bên đều tranh giành, đụng độ ở mọi nơi. Quân dân ta quyết tâm không để địch xâm chiếm bất kỳ một thứ gì. Tại các khu vực như phố Khâm Thiên, cầu Long Biên, ga Hàng cỏ…. Quân dân đã tiêu diệt hàng trăm tên địch, đánh thắng gần 40 trận.

       – Bắt đầu từ ngày 30/12/1946, quân địch tăng thêm lực lượng và liên tục phản công. Quân ta điều chuyển lực lượng, thay đổi vị trí chuyến đấu. Thời điểm này, Trung đoàn Thủ đô được thành lập. Hàng loạt cuộc chiến nảy lữa diễn ra ở khu vực chợ Đồng Xuân, nhà hát Olympia.

       – Ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô rút quân về, phá được vòng vây của địch. Chúng ta dành nhiều thắng lợi, trở về căn cứ hậu phương nhanh chóng. Như vậy sau 2 tháng ròng rã, cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội đã giành thắng lợi vẻ vang. Quân dân ta chủ động tiêu diệt hàng nghìn quân địch, phá hủy vô số máy bay và xe tăng… Ngoài ra, còn bảo vệ được nhà máy, công xưởng và căn cứ lãnh đạo.

Có thể bạn quan tâm:  Hãy xác định tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản đầu tiên của VN

Hệ quả của cuộc chiến tranh

Cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp kết thúc đã để lại những hệ quả: 

– Pháp – Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương, thực hiện kế hoạch Nava. Chúng âm mưu giành thắng lợi quân sự, quyết định kết thúc chiến tranh trong danh dự.

– Chiến tranh qua đi để lại những đau thương, mất mát, thiệt hại cho các bên về mặt con người. Để lại tổn thương, nỗi ám ảnh tinh thần cho những người còn sống.

– Thiệt hại về cơ sở vật chất xã hội. Nền kinh tế nước ta bị tàn phá nặng nề. Đặc biệt là những vùng trung tâm của chiến tranh như cầu Long Biên, phố Hàng Bún, thủ đô Hà Nội,…

– Rạn nứt mối quan hệ giữa người với người, giữa các nước. Sự thù hận trỗi dậy, hằn sâu và bám rễ.

Ý nghĩa của cuộc chiến tranh

Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống pháp vô cùng to lớn. Không chỉ có ý nghĩa với lịch sử Việt Nam mà còn với toàn Thế Giới.

Đối với lịch sử Việt Nam

– Buộc Pháp phải thừa nhận độc lập chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Chấm dứt ách thống trị của Pháp gần một thế kỷ, buộc Pháp phải rút về nước.

– Miền Bắc được giải phóng, trở thành căn cứ cách mạng của cả nước. Là hậu phương vững chắc tạo điều kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

– Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Độc lập tự do và đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội.

– Miền Bắc Việt Nam có cơ hội để vực dậy nền kinh tế, củng cố đất nước. Đồng thời là niềm động viên khích lệ cho nhân dân vào những cuộc chiến tranh chống lại kẻ thù sau này. 

– Để lại nhiều bài học quý giá về đường lối cách mạng của Đảng và Nhà Nước. Đồng thời ca ngợi tài chỉ huy của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm:  Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á có những biến đổi như thế nào?

=> So sánh nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng. Tham khảo đáp án đầy đủ và hay nhất tại website.

Đối với lịch sử Thế Giới 

– Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. Cuộc kháng chiến thắng lợi góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.

– Kết quả của cuộc kháng chiến chống Pháp là niềm tự hào của nhân dân ta. Đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, Phi, Mĩ Latinh.

– Chứng minh một chân lý của thời đại: Một dân tộc không đủ mạnh nhưng có đường lối đúng đắn của Đảng thì có thể đánh bại mọi thế lực.

Có thể nói rằng kết quả của phong trào toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp đã mở ra một cái nhìn mới của Thế Giới về Việt Nam. Chiến thắng này góp phần vào những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, niềm tự hào của một dân tộc anh hùng. 

Tính chất chính nghĩa và tính nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp

  • Tính chính nghĩa: Cuộc kháng chiến nhận được vô số ủng hộ của nhân dân trên thế giới. Đấu tranh vì chính nghĩa, hòa bình, sự tiến bộ của nhân loại.
  •  Đánh đuổi thực dân dành lại độc lập, thống nhất đất nước là việc làm đúng đắn.
  • Tính nhân dân: Tất cả mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước đều thống nhất đứng lên chiến đấu. Đảng cộng sản Đông Dương có chính sách đoàn kết dân tộc, dành lại dân chủ. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp”. Tinh thần toàn dân đánh giặc luôn được nêu cao.

Hoài Thương 

Để lại Lời nhắn